Hoà chung không khí mùa Xuân mới của đất trời, ngày 15/02/2024 tức ngày 06 Tết Giáp Thìn, tập thể Giảng viên, Người lao động trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng (HPU) có hành trình Du Xuân Đón Lộc Đầu Năm tại Thành phố Móng Cái (Tỉnh Quảng Ninh) – Vùng đất địa đầu của Tổ Quốc.
Đoàn xe lăn bánh đưa các Thầy/Cô đến với mảnh đất Móng Cái xa xôi nhưng thật gần gũi trong trái tim mỗi người dân đất Việt. Vùng đất địa đầu Đông Bắc như tấm khiên bảo vệ non sông trước giặc ngoại xâm trong chiến tranh và là vùng đất có những nét văn hoá đặc sắc, là sự giao thoa văn hoá Việt – Trung trong thời bình.
Địa điểm đẩu tiên đoàn Du xuân dừng chân tại Móng Cái là Đền Xã Tắc (Di tích Lịch sử Cấp Quốc Gia xếp hạng năm 2020). Nằm ở vị trí địa đầu của Tổ Quốc, đền Xã Tắc từng là nơi ghi dấu bao thăng trầm của lịch sử. Đặt chân tới nơi đây, các Thầy/Cô đều cảm nhận không khí linh thiêng của vùng giáp biên và niềm tự hào dân tộc trào dâng trong trái tim của chính mình.
Giảng viên, Người lao động HPU dâng hương tại Đền Xã Tắc (Photo: Hoàng Ngọc Thạch)
Đền Xã Tắc không chỉ là một địa danh thu hút khách tham quan du lịch, một địa điểm văn hóa tâm linh. Nó đã trở thành một “cột mốc” vững bền khẳng định chủ quyền lãnh thổ Quốc gia, ghi dấu ấn lịch sử nơi ông cha ta thời trước trấn yên bờ cõi và khẳng định nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân Việt Nam nơi địa đầu biên cương của Tổ quốc./.
Áo dài HPU bên biểu tượng Trống thiêng dân tộc tại Đền Xã Tắc
Địa điểm tiếp theo của hành trình, các thầy cô HPU viếng thăm ngôi chùa Vạn Linh Khánh (Tức chùa Nam Thọ toạ lạc tại phường Nam Thọ, thành phố Móng Cái) – Di tích nghệ thuật cấp Quốc Gia xếp hạnh năm 1999, nơi đây được ví như “Bảo tàng điêu khắc cổ thu nhỏ” tại vùng Đông Bắc Việt Nam.
Chụp ảnh kỷ niệm trước tuyệt tác kiến trúc nghệ thuật Vạn Linh Khánh Tự
Tại đây đoàn Du Xuân HPU đã được chiêm ngưỡng quần thể các công trình nghệ thuật tuyệt đẹp thu hút mọi góc nhìn với kết cấu kiểu chữ Hồi mang ý nghĩa sự hội tụ của các dòng nước. Đó cũng là lý giải cho tên chữ của chùa: Vạn Linh Khánh (Sự linh thiêng, tốt lành).
Đình Trà Cổ là địa điểm thứ ba đoàn dừng chân, dâng hương và vãn cảnh. Đình Trà Cổ gắn với truyền thuyết “Người Trà Cổ, tổ Đồ Sơn”. Đình được xây dựng từ thời Hậu Lê ( năm 1461) và được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2023.
Đình Trà Cổ dưới góc máy HPU (Photo: Đặng Châu Anh)
Đoàn Du xuân trầm trồ trước vẻ đẹp của mái đình đã từng đi vào thơ ca xưa và nay. Kiến trúc kiểu chữ Đinh với kết cấu gỗ cổ truyền trạm trổ tinh xảo, hoà quyện cùng mái lợp ngói vẩy, bốn góc đao cong vút thanh thoát như một con thuyền rẽ sóng lướt tới giữa biển khơi tạo nên dáng vẻ thanh thoát. Đây được đánh giá là một trong những ngôi đình có quy mô đồ sộ và kiến trúc độc đáo của khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
Đình Trà Cổ dưới góc máy HPU (Photo: Trần Đình Quý)
Hành trình Du xuân đưa tập thể Giảng viên, Người lao động trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng đã đến với mũi Sa Vĩ – điểm cực Đông Bắc của đất nước Việt Nam.
Đoàn Du xuân HPU chụp ảnh kỷ niệm trước biểu tượng “ Từ Trà Cổ rừng dương….đến Cà Mau rừng đước…” tại mũi Sa Vĩ
Đứng tại mũi đất thiêng, nơi đặt nét bút đầu tiên để vẽ nên bản đồ hình chữ “S” của nước Việt Nam, tất cả đoàn Du xuân như cảm thấy nhỏ bé giữa mênh mông đất trời và biển cả, trách nhiệm với đất nước, với chủ quyền dân tộc như lớn lao hơn.
Các Thầy/Cô HPU tại nơi đặt nét bút đầu tiên để vẽ nên bản đồ hình chữ “S” của nước Việt Nam
Hành trình 12 giờ đã đưa đoàn Giảng viên, Người lao động HPU đến vùng đất cực Đông Bắc thiêng liêng của bờ cõi nước Việt. Chuyến Du xuân đầu năm đầy ắp tiếng cười, niềm xúc động và tự hào dân tộc mang đến những xúc cảm sâu sắc trong mỗi thành viên với một niềm tin mạnh mẽ hướng tới một năm mới 2024 với nhiều những biến chuyển tích cực và những thành công rực rỡ cho mỗi cá nhân nói riêng và đối với ngôi nhà lớn – Chơi Sâm online nói chung.
(ThS Phạm Khánh Linh - P. Hành chính Tổng hợp)
Viết bình luận